ỨNG DỤNG CỦA VAN ĐIỆN TỪ TRONG HỆ THỐNG TƯỚI TỰ ĐỘNG

ỨNG DỤNG CỦA VAN ĐIỆN TỪ TRONG HỆ THỐNG TƯỚI TỰ ĐỘNG

Van điện từ là gì?

Van điện từ, tên quốc tế thường gọi là Solenoid valve, được điều khiển bằng tín hiệu bởi dòng điện 12V, 24V hoặc 110V, 220V thông qua cuộn coid được đặt phía trên của thân van.Van điện từ thường được dùng để kiểm soát đóng mở dòng chảy,  hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây bên trong van, một từ trường sẽ được tạo ra, hút một lõi sắt di chuyển và mở van, cho phép nước chảy qua. Khi ngắt điện, lò xo sẽ đẩy lõi sắt trở lại vị trí ban đầu, đóng van lại.
Van điện từ kết hợp chức năng cơ học để điều hướng dòng chảy và chức năng điện để tự động đóng mở van. 

Được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, van điện từ chịu được áp lực nước lớn và thường được sử dụng trong các hệ thống tưới tự động, như hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun trong nhà kính, vườn cây ăn quả, và các ứng dụng cảnh quan. Van điện từ thường kết hợp với bộ điều khiển tưới cây để quản lý và điều khiển tưới cho từng khu vực theo chương trình đã cài đặt sẵn.
Van điện từ

Tại sao van điện từ lại quan trọng trong hệ thống tưới?

Tăng độ linh hoạt cho hệ thống tưới tự động

- Hệ thống van điện từ cho phép chia nhỏ hệ thống tưới thành nhiều khu vực riêng biệt, phù hợp với nhu cầu tưới khác nhau của từng loại cây trồng.

- Dễ dàng điều chỉnh chương trình tưới nước theo mùa, tình trạng thời tiết, và sự phát triển của cây.

- Mở rộng hệ thống tưới bằng cách lắp đặt thêm van điện từ mới.

Hoạt động bền bỉ, ít hỏng hóc

- Van điện từ được sản xuất từ các vật liệu cao cấp, có khả năng chống chịu tốt với môi trường bên ngoài, đảm bảo hoạt động bền bỉ trong thời gian dài.

- Ít cần bảo trì, bảo dưỡng, giúp tiết kiệm chi phí vận hành.

An toàn cho người sử dụng

- Van điện từ hoạt động bằng điện áp thấp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Một số loại van điện từ được trang bị thêm các tính năng an toàn như van chống nước chảy ngược, giúp bảo vệ hệ thống khỏi các sự cố rò rỉ nước.

Tự động hóa quy trình tưới nước

- Van điện từ kết nối với bộ điều khiển trung tâm, nhận tín hiệu lệnh và tự động đóng mở, điều chỉnh lưu lượng nước tưới theo chương trình cài đặt.

- Loại bỏ hoàn toàn việc tưới nước thủ công, tiết kiệm thời gian và công sức cho người sử dụng.

- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trồng vào đúng thời điểm, dù bạn có mặt ở nhà hay không.

Tăng hiệu quả sử dụng nước

- Van điện từ giúp kiểm soát chính xác lượng nước tưới cho từng khu vực, tránh lãng phí nước.

- Cho phép tưới nước vào những thời điểm thích hợp trong ngày, như sáng sớm hoặc tối muộn khi lượng bốc hơi thấp, giúp giảm thiểu sự thất thoát nước.

- Góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường.

Ứng dụng thực tế của van điện từ

1. Điều khiển hệ thống phun sương

Van điện từ được sử dụng để kiểm soát các hệ thống phun sương, cung cấp độ ẩm cho cây trồng và khu vực xung quanh trong các ứng dụng như nhà kính, trang trại, và sân vườn. Chúng có thể tự động điều chỉnh dòng nước đến các vòi phun sương, giúp duy trì độ ẩm cần thiết để cây trồng phát triển khỏe mạnh mà không gây úng nước hay thiếu ẩm.

2. Kiểm soát lượng nước tưới trong hệ thống tưới nhỏ giọt 

Trong hệ thống tưới nhỏ giọt, van điện từ giúp điều tiết lượng nước chính xác đến từng gốc cây hoặc khu vực cụ thể. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng nước, đảm bảo cây trồng nhận đủ nước mà không bị thừa hoặc thiếu, đồng thời tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí vận hành.

3. Tích hợp với hệ thống tưới tự động, tưới hẹn giờ

Van điện từ có thể kết hợp với các bộ hẹn giờ và cảm biến môi trường như cảm biến độ ẩm và cảm biến nhiệt độ để tạo nên các hệ thống tưới tự động thông minh. Hệ thống này có thể điều chỉnh thời gian và lượng nước tưới dựa trên các dữ liệu thời tiết và tình trạng đất, giúp tự động hóa quá trình tưới tiêu, giảm sự can thiệp của con người và tối ưu hóa sự phát triển của cây trồng

Ví dụ thực tế:

  • Trồng cây trong nhà kính: Van điện từ điều khiển các đầu phun sương, duy trì độ ẩm tối ưu trong không gian nhà kính.
  • Nông trại cây ăn trái: Van điện từ trong hệ thống tưới nhỏ giọt giúp đảm bảo mỗi cây nhận được lượng nước thích hợp vào đúng thời điểm trong ngày.
  • Sân vườn tự động: Tích hợp van điện từ với cảm biến độ ẩm để tự động điều chỉnh lịch tưới tùy theo độ ẩm của đất, ngăn ngừa việc tưới quá nhiều hoặc quá ít nước.

Sử dụng van điện từ trong các ứng dụng này không chỉ giúp tự động hóa hệ thống tưới tiêu mà còn tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nước, tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Cấu tạo và cơ chế hoạt động của van điện từ

  1. Thân van: Được làm bằng nhựa bền chịu được thời tiết, nhiệt độ và các tác động môi trường. Thân van có hai đầu nối ren tiêu chuẩn để dễ lắp đặt vào đường ống dẫn nước.

  2. Đầu solenoid: Gồm một cuộn dây dẫn điện và hai cực điện. Khi có điện chạy qua cuộn dây, nó tạo ra từ trường để vận hành van.

  3. Trục điều khiển: Được làm bằng inox chống ăn mòn. Trục này kết nối với phần thân van và chịu trách nhiệm mở/đóng van khi nhận tín hiệu.

  4. Lò xo: Được làm bằng inox, tác dụng đẩy trục điều khiển về vị trí đóng van khi không có điện.

Nguyên lý hoạt động của van điện từ

Van điện từ gồm hai thành phần chính: nam châm điện và hai đầu ra vào nước. Nam châm điện có một cuộn dây được kết nối với bộ hẹn giờ để nhận tín hiệu đóng/mở khi đến đúng thời điểm. Khi nhận tín hiệu, cuộn dây sẽ tạo ra từ trường, hút lõi kim loại bên trong van, cho phép dòng nước chảy qua. Hai đầu ra vào của van thường được kết nối với đường ống tưới nước thông qua ren, và kích thước của ren sẽ xác định kích thước của van. Van càng lớn thì khả năng truyền tải nước càng nhiều. Van điện từ thường được sử dụng trong hệ thống tưới tự động, kết hợp với bộ hẹn giờ để điều khiển hệ thống tưới theo thời gian đã được lập trình sẵn.

Van điện từ có hai loại chính:

  • Van thường đóng (NC): Ở trạng thái bình thường, khi không có dòng điện, lò xo sẽ ép chặt lõi sắt, khiến van đóng kín. Khi dòng điện đi vào, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường, hút lõi sắt lên và cho phép lưu chất đi qua.

  • Van thường mở (NO): Ngược lại, ở trạng thái bình thường, van luôn mở. Khi cấp điện, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường để đóng van, ngăn không cho lưu chất chảy qua.

Các thông số kỹ thuật quan trọng của van điện từ và phân loại kích cỡ 

Van điện từ là thành phần quan trọng trong các hệ thống tưới tự động, và để đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu, việc lựa chọn van với các thông số kỹ thuật phù hợp là điều cần thiết. Dưới đây là các thông số kỹ thuật quan trọng cần xem xét và cách phân loại kích cỡ của van điện từ:

  1. Lưu Lượng Nước

Lưu lượng nước đề cập đến lượng nước mà van cho phép chảy qua trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được đo bằng lít trên giờ (lph), mét khối trên giờ (m³/h), gallon trên phút (gpm), hoặc lít trên giây (lps). Lưu lượng này sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của van; van lớn hơn sẽ cho phép lưu lượng nước cao hơn, từ đó có thể sử dụng nhiều béc tưới hơn trong hệ thống.

  • Ví dụ:
  • Van điện từ ¾” thường có lưu lượng từ 1,000 – 2,000 lph.
  • Van điện từ 2” có thể đạt lưu lượng lên đến 20,000 lph.

 

  1. Điện Áp

Điện áp là một yếu tố quan trọng vì van điện từ hoạt động dựa trên tín hiệu điện. Điện áp phải tương thích với bộ hẹn giờ hoặc bộ điều khiển tưới. Sử dụng điện áp không phù hợp có thể dẫn đến việc van không hoạt động hoặc hỏng hóc.

Thông thường: Van điện từ cho hệ thống tưới thường sử dụng điện áp dưới 25V, phổ biến nhất là 24V AC.

  1. Áp Lực Nước

Áp lực nước là khả năng của van chịu được dòng chảy mà vẫn hoạt động bình thường, thường đo bằng bar. Điều này quan trọng vì van thường được đặt gần máy bơm và đầu nguồn nước, do đó phải chịu áp lực lớn.

  • Ví dụ:
  • Van điện từ cao cấp có thể chịu được áp lực lên đến 10 bar.
  • Van phổ thông có áp lực hoạt động từ 0.5 đến 10 bar.

  1. Kích Cỡ Van

Kích cỡ của van điện từ ảnh hưởng đến khả năng truyền tải nước, được xác định bằng kích thước ren của hai đầu nối. Các kích thước phổ biến bao gồm ¾”, 1”, 1.5”, và 2”. Mỗi kích thước có ứng dụng phù hợp với các loại hệ thống tưới khác nhau.

Phân loại chi tiết:

  • Van điện từ ¾” (27mm): Lưu lượng từ 1,000 – 2,000 lph, phù hợp cho sân vườn nhỏ, ban công.
  • Van điện từ 1” (34mm): Lưu lượng tối đa 5,000 lph, sử dụng cho sân vườn lớn hơn hoặc biệt thự.
  • Van điện từ 1.5” (49mm): Lưu lượng lên đến 15,000 lph, thích hợp cho trang trại hoặc vườn cây ăn trái.
  • Van điện từ 2” (60mm): Lưu lượng lên đến 20,000 lph, sử dụng cho khu vực tưới lớn và các ứng dụng nông nghiệp lớn.

Phân loại kích cỡ van điện từ

Van điện từ ¾”

  • Lưu lượng: 1,000 – 2,000 LPH.
  • Ứng dụng: Đây là loại van điện từ nhỏ nhất, thường được sử dụng trong các không gian nhỏ như ban công, sân thượng hoặc sân vườn biệt thự. Lưu lượng nước của van rời cao hơn so với van kết hợp với bộ hẹn giờ dùng pin, vì vậy tổng lưu lượng của các béc tưới không nên vượt quá 2,000 LPH.
  • Kết nối: Van này sử dụng phụ kiện ren ngoài 27mm.

Van điện từ 1”

  • Lưu lượng: Tối đa 5,000 LPH.
  • Ứng dụng: Phù hợp với sân vườn biệt thự hoặc những khu vực trồng cây có diện tích tương đương như nhà cao tầng. Với lưu lượng gấp đôi so với van ¾”, loại van này cho phép sử dụng nhiều béc tưới hơn.
  • Kết nối: Liên kết với phụ kiện ren ngoài 34mm.

 

Van điện từ 1.5”

  • Lưu lượng: Gấp ba lần so với van 1”, phù hợp với những khu vực rộng lớn hơn.
  • Ứng dụng: Thường được sử dụng trong các trang trại, vườn cây ăn trái, khu nghỉ dưỡng, và các khu vực có quy mô lớn khác.
  • Kết nối: Sử dụng phụ kiện ren ngoài 49mm.

 

Van điện từ 2”

  • Lưu lượng: Lên đến 20,000 LPH.
  • Ứng dụng: Thích hợp cho các khu vực cây xanh lớn, tương đương với van 1.5”, nhưng cho phép giảm bớt số lượng van trong hệ thống tưới, từ đó tiết kiệm công suất của bộ hẹn giờ và thời gian tưới.
  • Kết nối: Sử dụng phụ kiện ren ngoài 60mm.

 

=> Xem chi tiết các loại van điện từ của Igreen: VAN ĐIỆN TỪ TỰ ĐỘNG

Lưu ý khi chọn van điện từ tưới cây tự động

  • Điện Áp: Nên chọn van điện từ có điện áp 24V để đảm bảo an toàn, vì van 220V có thể gây nguy hiểm và chất lượng không được đảm bảo do thường làm bằng đồng.

  • Chất Lượng Hãng Sản Xuất: Chọn van từ các hãng nổi tiếng, có uy tín và sản phẩm đã được kiểm chứng để đảm bảo độ bền và ổn định.

  • Khả Năng Đóng Ngắt: Van cần có khả năng đóng ngắt ổn định để tránh sự cố cho hệ thống bơm và ống. Đầu tư vào van chất lượng giúp giảm chi phí cho các thiết bị bảo vệ.

  • Tương Thích Bộ Điều Khiển: Nên chọn van và bộ điều khiển từ cùng một nhà sản xuất để đảm bảo tính tương thích và hiệu quả hệ thống tưới.

  • Lắp Đặt: Khi lắp đặt nhiều van, bố trí gần nhau để dễ quản lý và bảo trì. Sử dụng hộp bảo vệ để tăng tính thẩm mỹ và tiện lợi.

  • Điện Dẫn: Lưu ý đến tiết diện dây, chiều dài và ống bảo vệ khi lắp đặt dây điện điều khiển.

  • Yếu Tố Bảo Vệ: Đảm bảo áp lực nước nằm trong giới hạn của van và nước được lọc sạch để ngăn ngừa hư hỏng và hiệu suất không đạt yêu cầu.

 

Van điện từ là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hệ thống tưới tự động. Lựa chọn và sử dụng van điện tưới nước phù hợp sẽ giúp bạn có một hệ thống tưới thông minh, hiệu quả, tiết kiệm nước và thời gian.
← Bài trước

Hãy liên hệ với chúng tôi

Sự hài lòng của khách hàng là động lực phát triển của chúng tôi!

icon

Giải Pháp Thông Minh Cho Sân Vườn

Chúng tôi mang lại những giải pháp chăm sóc vườn cao cấp nhất hiện nay.

icon

Kiến Tạo Giá Trị Sống Xanh

IGreenDecor giúp bạn có được một tổ ấm an nhiên với khu vườn xanh ngát

icon

Sứ Mệnh Về Sức Khỏe Gia Đình

Chúng tôi luôn cố gắng mang đến những điều tốt đẹp nhất cho tổ ấm của gia đình bạn!